Tổng quan về các loại hạt cà phê tại Việt Nam



Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam năm 1857. Vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình. Cà phê Chè cũng được trồng ở khu vực miền Trung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Mặc dù cà phê Chè xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều vườn cà phê Mít (C.Excelsa) được trồng trong thời gian này. Phải rất lâu sau đó, người Pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phê trên vùng đất thuộc Tây nguyên ngày nay.
Ban đầu, người ta trồng cà phê Chè trên vùng đất Tây Nguyên. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các cây cà phê Chè bị bệnh rỉ sắt quá nặng nên thoái hóa dần. Cuối cùng, người ta quyết định thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối (C.Robusta) và cà phê Mít.
Trong khoảng thập niên 90s của thế kỷ 20, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do:
– Thực hiện chủ trương giao đất cho nông dân.
– Giá cà phê tăng cao trong năm 1994 và giai đoạn 1996-1998.
– Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên sinh sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới trồng trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robusta). Tỉnh Đắk Lắk trở thành tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đắk Lắk chiếm gần một nửa tổng sản lượng cà phê toàn quốc. Đó chính là lý do vì sao cà phê Đắk Lắk nổi tiếng bởi số lượng chứ không phải chất lượng. Và sau này bị tách ra thành Đắk Nông nên diện tích bị thu hẹp nhưng vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về sản lượng Robusta

Những hạt cà phê phổ biến ở Việt Nam

1. Arabica: Các chủng cà phê thuộc dòng Arabica đặc biệt thơm ngon ở Việt Nam có Bourbon, Typica, Mocha (moka) – những chủng cà phê có lâu đời nhất trên trái đất. Nhưng cả ba chủng này rất khó trồng vì năng suất thấp, dễ bị sâu bệnh nên dần bị loại ra khỏi các rẫy cà phê và được thay thế dần bởi chủng Catimor – loại được phát triển tại Bồ Đào Nha năm 1959, là sự lai tạo của hai giống Caturra và Timor (Timor lại là sự lai tạo giữa dòng robusta với arabica). Loại này dễ trồng, năng suất cao và có thể kháng được sâu bệnh. Hiện nay, đối với Arabica ở Việt Nam, Catimor được trồng phổ biến rộng rãi ở hầu hết các vùng nguyên liệu cà phê lớn trên cả nước là Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Nghệ An, Sơn La.

a. Typica: Là giống cà phê lâu đời nhất, nó chính là giống cà phê đầu tiên được con người phát hiện ở vùng Kaffa của Ethiopia thế kỷ trước mà người ta hay kể như câu chuyện của một chàng chăn dê nọ. Hạt giống của cà phê Typica được mang đến Mỹ bởi một sĩ quan hải quân người Pháp vào những năm 1700. Typica chính là nguồn gốc sinh ra những giống cà phê đột biết nổi tiếng như Jamaican Blue Mountain, San Ramon, Pache, Villalobos, Java & Jember….v.v…
Hiện nay giống Typica được trồng nhiều ở Đà Lạt. Typica có hình nón với một thân chính mọc thẳng và nhiều thân phụ mọc xiên. Typica có năng suất rất thấp.
Chất lượng của Typica là tuyệt vời thể hiện xuất sắc hương vị ngọt ngào với thể chất mạnh.



>>> Xem chi tiết: http://maychoquan.com/phan-biet-cac-loai-hat-ca-phe-tren-gioi/

năm 2001, khi giá cà phê xuống cực thấp, người dân bắt đầu chặt hàng loạt Typica để trồng Catimor. Không có sự phân loại khi thu mua, Typica cũng được bán cùng với Catimor để xuất khẩu nên người dân chặt dần và thay thế chúng bằng giống Catimor có năng suất cao gấp 2 – 3 lần so với Typica. Catimor đã đi ra thế giới nhưng là dưới dạng cafe nhân xuất khẩu và dùng để trộn với các loại cà phê khác.

b. Bourbon: Giống cà phê có giá trị cao nhất Việt nam và có chất lượng hương vị sánh ngang với các loại cà phê ngon thế giới, được du nhập đến đảo Bourbon (bây giờ có tên là Reunion), một hòn đảo nhỏ thuộc Pháp, nằm trong Ấn Độ Dương, cách Madagascar 700 km về phía đông và cách Mauritius 200 km về phía tây nam. Giống Bourbon lần đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam là năm 1875. Người Pháp lập ra một số đồn điền cà phê để canh tác. Đây là giống cà phê thơm ngon hàng đầu của cà phê Việt Nam.Về sản lượng thì còn rất ít.


Cà phê Bourbon thường được sản xuất ở độ cao từ 1.000 đến 2.000 mét và cho ra năng suất cao hơn 20-30% so với Typica, nhưng có thể tạo ra chất lượng café tương đương.

Trái Bourbon khi chín có thể là màu đỏ, màu cam và thậm chí là màu vàng tùy thuộc vào từng chủng loại cụ thể. Đây là giống cà phê có hàm lượng tính axit hữu cơ phong phú nên vị của nó chua thanh, rất hấp dẫn, mùi thơm của cà phê Bourbon cũng quyến rũ và thể chất có sự quân bình

c. Catuai

Catuai là sản phẩm lai tạo vào những năm 1940 giữa dòng café Caturra (đặt theo tên một thị trấn ở Brazil), một biến thể của Bourbon (Arabica thuần chủng) với dòng café Mundo Novo (dòng lai tạo giữa hai dòng Arabica thuần chủng là Bourbon và Typica).


Theo một số người làm cà phê từ sau giải phóng, Catuai được nhập vào Việt nam từ Cuba trong giai đoạn 1980s cùng với café Catimor trồng tại vùng Phủ Quỳ, Nghệ An, sau có đưa giống vào phát triển thêm tại khu vực Quảng Trị. Catuai cho năng suất khá tốt nhưng sức chịu đựng sâu bệnh, sương muối,… rất kém, có thể do có đặc tính di truyền từ Caturra nổi tiếng với kháng thể kém. Vì lý do này, Catuai không được phát triển tiếp, chỉ còn lác đác vài vườn, nhưng ngay cả như vậy tỷ lệ lẫn cà đỏ Catimor trong vườn cũng rất cao. Người dân thu hái và bán lẫn với Catimor.


>>> Bạn nên xem ngay: http://maychoquan.com/cac-phuong-phap-pha-che-ca-phe-doc-dao-tren-gioi/

Tại Quảng trị, Catuai trông cũng giống Catimor nhưng có thời điểm ra hoa và thu hoạch muộn hơn Catimor khoảng 2 tuần. Khác với Catimor có màu đỏ, quả cà vàng Catuai chín có màu vàng. Đa số nhân có hình dạng tròn như nhân Catimor nhưng tỷ lệ xuất hiện những hạt dài nhiều hơn Catimor. Điều này có thể gây ra bởi nguyên nhân các vườn Catuai ở khu vực không còn được đồng nhất về giống.

d. Catimor
Catimor – được tạo ra ở Bồ Đào Nha năm 1959. Giống cà phê có tên catimor được nhập vào Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1984 (từ cuba), sau đó từ Trung tâm Nghiên cứu giống chống bệnh gỉ sắt Bồ Đào Nha vào năm 1990.
Đây là một giống lai giữa Hybrid deoxyribonucleic axit Timor với giống Caturra. Cây trưởng thành sớm và cho năng suất cao, thường là bằng hoặc hơn các loại giống café thương mại khác.
Catimor là giống cà phê thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày. Tính ưu việt nổi bật của giống này là kháng bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix), một loại bệnh làm rụng lá cà phê dẫn tới năng suất thấp và bấp bênh.
Ngoài tính kháng bệnh của giống Catimor, nó còn có một đặc tính quý khác là do có bộ tán che kín thân vì vậy đã hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và loại sâu này có tập tính không thích đẻ trứng vào nơi thiếu ánh sáng.


Cà phê Catimor có mùi thơm nồng nàn, giá xuất cao – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao. Hiện nay Catimor được trồng tập trung ở các vùng Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Lâm Đồng…. và chiếm phần lớn sản lượng cà phê Arabica của Việt Nam.
Về chất lượng, chất lượng cà phê Catimor luôn luôn kém hơn so với các giống Arabica thuần chủng khác, chủ yếu là do ảnh hưởng của Robusta trong chủng Timor.

d. Mokka (Mocha)

Mokka (moca) – khởi nguyên là tên của một thành phố cảng Mocha ở Yemen do một Giáo sĩ đã tìm ra. Chúng ta đã biết giống cà phê nói chung đã theo chân của đoàn quân viễn chinh Pháp khi vào Việt nam, vào thế kỷ 19, những nhà Nông học Pháp thời đó thật là tinh tế và nhạy bén khi họ chọn trồng giống cà phê Mocha trên những đồi núi chập chùng của Cao nguyên Lâm viên, trong cùng một độ vĩ là 12 và độ cao cũng trong tầm 1500-1600m trên mặt biển như  chính trên quê hương của hạt Mocha.
Moka được trồng ở những nơi cao hơn thường có đặc tính thơm hương hoa. Lá của cây cà phê Moka rộng, trái tương đối nhỏ và nặng. Cà phê Moka có hương thơm sâu lắng, thanh thoát, nhẹ nhàng mà âm thầm quyến rũ.

ảnh minh họa
>>> http://maychoquan.com/cach-chon-mua-may-rang-ca-phe-phu-hop/

2. Robusta 

Cà phê Robusta ngon nhất của vùng đất Tây Nguyên xuất phát từ các cánh vườn khác nhau ở các tỉnh Tây Nguyên. Như Robusta Tỉnh Đắk Lắk phải kể đến cà phê ở Buôn Hồ, tỉnh Đắk Nông có cà phê ngon được trồng ở Đắk Mil, cà phê Robusta ngon Đắk Hà thuộc tỉnh Kon Tum, Tỉnh Gia Lai có Chư Sê, Lâm Đồng có Di Linh Tuy cũng là cà phê Robusta nhưng mỗi vùng đất lại mang đến mỗi hương vị khác nhau, rất tinh tế và vượt trội so với các vùng đất khác. Địa lý thấp hơn về phía nam và đông nam bộ có các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai… cũng đóng góp một sản lượng lớn Cà phê Robusta, nhưng chất lượng hương vị có phần kém hơn cà phê Robusta Tây Nguyên một chút.
Robusta Sẻ: Gốc thuần không lai tạo, cho ra chất lượng đậm đà hơn so với dòng cao sản. Hạt nhỏ, nhưng chắc và nặng.
ảnh minh họa
>>> Các loại máy xay cà phê giá rẻ cho quán

Robusta Cao Sản: Dòng này được viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên chọn lọc nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép non nối ngọn trong chương trình tái canh cây cà phê gồm một số giống chính là: TR4 ; TR5 ; TR6 ; TR7; TR8; TR9; TR11; TR12; TR13. Dòng cao sản cho sản lượng và năng xuất cao, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng chất lượng không ngon bằng dòng Robusta Sẻ, được dùng để chiết xuất axít chlorogenic (CGA) – một dạng chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ thần kinh và là thành phần ngăn giảm ôxy huyết. Hoặc làm cà phê hòa tan…

3. Cherry

Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây.

Nguồn: sửu tầm,tổng hợp

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Quảng cáo

Bài đăng phổ biến

item